Trang chủ Hoạt động & Sự kiện ĐẾN NĂM 2030 BÌNH PHƯỚC SẼ CHÍNH THỨC CÓ 3 THÀNH PHỐ

ĐẾN NĂM 2030 BÌNH PHƯỚC SẼ CHÍNH THỨC CÓ 3 THÀNH PHỐ

Trong giai đoạn 2026 – 2030, Bình Phước phấn đấu đưa Đồng Xoài lên thành thành phố loại II, các đô thị Phước Long, Bình Long, Chơn Thành sẽ đạt tiêu chuẩn thành phố loại III. Đồng thời, sẽ có một số đơn vị hành chính dự kiến sẽ được sắp xếp lại từ nay đến 2030.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Bình Phước là 6.873,56 km2, gồm 11 huyện, thị xã, thành phố.

Địa giới gồm: Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông; Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia.

Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách.

Sẽ có những đô thị nào?

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Bình Phước sẽ nâng cấp 7 xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại V bao gồm: xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng; xã Bù Nho, huyện Phú Riềng; xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản; xã Tân Lập và xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú; xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh; xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp.

Phương án hệ thông đô thị tỉnh Bình phước đến năm 2030
Phương án hệ thông đô thị tỉnh Bình phước đến năm 2030

Trong giai đoạn 2026 – 2030, đầu tư phát triển đô thị Đồng Xoài hướng đến là đô thị loại II. Đầu tư phát triển đô thị Bình Long, Phước Long, Chơn Thành hướng đến là đô thị loại III.

Đầu tư phát triển đô thị Tân Khai, huyện Hớn Quản và đô thị Đồng Phú hướng đến là đô thị loại IV.

Nâng cấp 4 xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại V bao gồm xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú; xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh; xã Thanh An và xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản.

Tham khảo thêm: 3 BƯỚC HƯỚNG DẪN CHECK QUY HOẠCH ĐẤT NỀN CHÍNH XÁC HIỆU QUẢ

Những đơn vị hành chính nào sẽ phải sắp xếp?

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện: Giai đoạn 2023 – 2025 dự kiến có 1 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp là thị xã Bình Long.

Giai đoạn 2026-2030: dự kiến có 1 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp là thị xã Phước Long.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã: Giai đoạn 2023-2025 dự kiến có 3 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp là xã Tân Quan và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản; xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành.

Giai đoạn 2026-2030 dự kiến có 2 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp là xã Long Giang, thị xã Phước Long và xã Bình Sơn, huyện Phú Riềng.

Hạ tầng giao thông được đầu tư ra sao?

Trong những năm tới, tỉnh Bình Phước tiếp tục đầu tư mạnh cho mạng lưới giao thông liên kết vùng gồm cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành.

Hạ tầng cơ sở giao thông Bình phước
Hạ tầng cơ sở giao thông Bình phước

Với mạng lưới giao thông cấp tỉnh sẽ đầu tư phát triển theo các trục động lực: Trục phát triển dọc theo tuyến Quốc lộ 14 kết nối Bù Đăng – Đồng Xoài – Chơn Thành; Trục phát triển dọc theo tuyến Quốc lộ 13 gắn kết Hoa Lư – Lộc Ninh – Bình Long – Hớn Quản – Chơn Thành; Trục trung tâm phát triển dọc theo tuyến ĐT 741 kết nối huyện Đồng Phú, thành phố Đồng Xoài, huyện Phú Riềng và thị xã Phước Long; tuyến ĐT 752, ĐT 758, ĐT 753, ĐT 759B…

Về đường sắt sẽ xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM – Lộc Ninh; tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước) đoạn Chơn Thành – Đắk Nông.

Về hàng không sẽ quy hoạch sân bay quân sự Technic chuyển thành sân bay chuyên dùng Hớn Quản, quy mô diện tích khoảng 350ha.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bình Phước sẽ xây dựng 3 cảng cạn tại cửa khẩu Hoa Lư huyện Lộc Ninh với quy mô khoảng 25ha, tại thị xã Chơn Thành với quy mô khoảng 46ha, tại huyện Đồng Phú với quy mô khoảng 40ha.

3 vùng kinh tế, 3 trục động lực

Phương án tổ chức không gian kinh tế – xã hội của Bình Phước trong giai đoạn tới sẽ phân theo 3 vùng kinh tế, 3 trục động lực gồm:

Vùng phía Nam: bao gồm thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú. Đây là trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp – đô thị – dịch vụ và là tam giác phát triển của tỉnh.

Vùng phía Tây: bao gồm thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh với trung tâm phát triển là thị xã Bình Long.

Vùng phía Đông Bắc: bao gồm thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập, huyện Bù Đốp, huyện Phú Riềng, huyện Bù Đăng với trung tâm phát triển là thị xã Phước Long.

Đến năm 2030 Bình Phước sẽ chính thức có 3 thành phố
đến năm 2030 Bình Phước sẽ chính thức có 3 thành phố

3 trục động lực gồm: Trục phía Đông (Chơn Thành – Bù Đăng): trọng tâm là Quốc lộ 14, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) và đường phía Đông Nam Quốc lộ 14.

Trục phía Tây (Chơn Thành – Lộc Ninh): phát triển công nghiệp gắn với Quốc lộ 13 và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, kết nối lên Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.

Trục trung tâm (Đồng Phú – Phước Long): phát triển kinh tế gắn với ĐT 741, kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với Quốc lộ 14 và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Chủ Đề: Thông tin thị trường bất động sản, Kiến thức bất động sản

 

Ý kiến bình luận